fbpx

Tư vấn lựa chọn laptop cho sinh viên: Laptop cho Sinh viên kỹ thuật

laptop cho sinh viên kỹ thuật

NỘI DUNG CHÍNH

Sinh viên khối ngành kỹ thuật nói riêng hay ngành kỹ thuật nói chung là một nhóm ngành đặc trưng trong đó có rất nhiều những ngành nhỏ khác như: Công nghệ thông tin (CNTT) ; Cơ khí ; Điện – điện tử ; Tự động hoá ; Điện tử viễn thông ; Kiến trúc ; Xây dựng dân dụng ; Xây dựng công trình giao thông (xây dựng cầu đường) ; Kỹ thuật tàu thuỷ, đầu máy toa xe ; Kỹ thuật môi trường ; Kỹ thuật ô tô,… Chính vì vậy, lựa chọn một chiếc Laptop cho sinh viên kỹ thuật đúng và đủ với nhu cầu là việc hết sức cần thiết, đòi hỏi việc phải tìm hiểu nhu cầu thực sự của khối ngành kết hợp với một ngân sách chi tiêu hợp lý. Mua laptop đủ dùng không mua thừa vì quá mạnh mà không sử dụng hết cũng dẫn đến lãng phí.

Tư vấn lựa chọn laptop cho sinh viên: Laptop cho Sinh viên kỹ thuật

Tiêu chí lựa chọn phù hợp sử dụng các phần mềm đặc thù, dùng chuyên dụng cho từng ngành khác nhau. Ví dụ:

  • Autocad ; Midas ; Revit với sinh viên xây dựng cầu đường – xây dựng dân dụng
  • Sketchup với kiến trúc sư…
  • Matlab với dân CNTT, điện tử viễn thông…
  • Các phần mềm mô phỏng ANSYS, Solidwork,…

1. Tiêu chí về thiết kế khi lựa chọn Laptop cho sinh viên ngành kỹ thuật:

  • Chắc chắn, bền bỉ vì cần sử dụng nhiều giờ một ngày
  • Sử dụng các phần mềm và tác vụ nặng
  • Khả năng chống chịu va đập, chống trầy xước

2. Laptop cho sinh viên ngành kỹ thuật có cần card đồ hoạ rời hay không?

Có nếu như khối ngành của sinh viên ấy liên quan đến các phần mềm đòi hỏi các tác vụ xử lý hình ảnh mạnh. Như tác vụ render hình ảnh với Sketchup của một sinh viên kiến trúc, hay Midas của sinh viên chuyên ngành cầu,…

Một chiếc card đồ hoạ rời chuyên đồ hoạ lúc này sẽ là trợ thủ đắc lực với sinh viên khối ngành kỹ thuật này.

Không nếu như các tác vụ của sinh viên đó không cần xử lý các tác vụ đồ hoạ nặng nhiều và đơn giản. Ví dụ chỉ cần một bản vẽ CAD 2D thì Card đồ hoạ tích hợp của các dòng máy bây giờ cũng đã đủ đáp ứng với nhu cầu đó rồi. Không nhất thiết sinh viên phải lựa chọn laptop có card đồ hoạ rời.

3. Kích thước màn hình nào là phù hợp với sinh viên kỹ thuật?

Laptop sinh viên Kỹ Thuật

Màn hình có 3 kích thước phổ biến là laptop màn hình 14 inches, 15.6 inches và 17.3 inches.

Tuỳ thuộc vào công việc có cần thiết đến việc sử dụng màn hình lớn hay không mà các bạn nên cân nhắc lựa chọn. Ví dụ bạn cần xem các bản vẽ ít chi tiết thì bạn chỉ cần màn hình 14 inches là đã đủ dùng. Còn nếu bạn là một người vẽ chuyên nghiệp, muốn thực hiện đa tác vụ trên một màn hình thì bạn có thể cân nhắc chọn màn 15.6 hoặc 17.3 inches.

Độ phân giải màn hình cũng vậy. Nhưng theo khuyến nghị của Laptop Lê Sơn thì bạn nên chọn màn hình có độ phân giải tối thiểu là Full HD trở lên sẽ cho độ chi tiết của các vật thể được tốt nhất. Hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn.

4. RAM bao nhiêu thì đủ với Laptop dùng cho sinh viên kỹ thuật?

Do đặc thù công việc RAM tối thiểu mà các bạn nên trang bị là 8GB.

Với các sinh viên cần sử dụng nhiều tác vụ nặng cùng một lúc.  Hoặc phải xử lý nhiều tab chrome khác nhau khi đang phải làm việc thì hãy nâng cấp RAM lên 16GB hoặc 32GB.

Ví dụ: Sinh viên cần chạy nhiều máy ảo để test thử phần mềm vừa mới code xong. Chắc chắn 16GB sẽ giúp tác vụ trở lên mượt mà hơn.

5. CPU nên chọn dòng nào với Laptop dùng cho sinh viên kỹ thuật?

Chắc chắn bạn nên chọn dòng chip i5 dòng M trở lên thay vì chip U nếu bạn cần thực hiện nhiều tác vụ nặng. Chip U là dòng CPU tiết kiện điện thế nên nó sẽ không phát huy đủ công suất khi làm việc nặng. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn dòng chip MQ, HQ, Xeon,…là các dòng chip mạnh hơn nữa. Nó được trang bị trên các dòng laptop workstation (máy trạm)  chuyên dụng.

6 . Laptop Cho Sinh Viên Kỹ Thuật cần sử dụng ổ dung lượng bao nhiêu, HDD hay SSD?

Đặc thù là một sinh viên kỹ thuật. Bạn sẽ phải lưu trữ rất nhiều dữ liệu trên máy, chẳng hạn như các video quay hiện trường, các báo cáo bằng hình ảnh. Và không thể thiếu bản vẽ từ  phần mềm thiết kế như AutoCAD, , Revit,…

Học đôi khi cũng cần giải trí nữa. Đôi khi cần phải lưu thêm những bộ cài game nặng, thước film hay để xem vào lúc nghỉ ngơi hoặc hình ảnh cá nhân. Do đó tối thiểu bạn cũng phải dùng đến 250GB dữ liệu. Tuy nhiên khuyến khích 500GB để vừa cài ứng dụng và vừa sử dụng để lưu trữ sẽ tốt hơn.

Nếu bạn có tài chính dư một chút: “Hãy chọn 500GB SSD cho cả cài đặt ứng dụng và lưu trữ dữ liệu. Nếu không thì Laptop Lê Sơn khuyên bạn nên dùng ổ SSD chạy hệ điều hành. Hiện tại SSD giá cũng đã thấp hơn rất nhiều và việc tiếp cận đến SSD không còn quá khó như trước. Vậy nên hãy sử dụng SSD để công việc của bạn nhanh chóng và năng suất hơn nhé.

Laptop Lê Sơn - Máy trạm cho sinh viên Kỹ Thuật

7. Cuối cùng sẽ là một vài gợi ý mà Laptop Lê Sơn đưa ra cho bạn:

Trên đây là những tư vấn và gợi ý của Laptop Lê sơn cho các sinh viên khối ngành kỹ thuật. Còn nếu có bất kì câu hỏi nào bạn cũng đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi chúng tôi sẽ tư vấn tận tình.

Laptop Lê Sơn – Chuyên Laptop xách tay Mỹ – Nhật – EU

Chúng tôi chỉ bán hàng Zin

Email: sale@laptopleson.com

Laptop Lê Sơn Hà Nội:

337 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: – –

Phòng kỹ thuật – Bảo hành cơ sở Hà Nội : Hotline:

Laptop Lê Sơn Sài Gòn:

Số 212 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: – –

Phòng kỹ thuật – Bảo hành cơ sở Sài Gòn: Hotline:

Laptop Lê Sơn Online – mua hàng nhanh:

Hotline: – –

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on reddit
Share on linkedin