Công nghệ Intel® Turbo Boost làm tăng tốc bộ xử lý và hiệu năng đồ họa khi cần cho mức tải lớn, tự động cho phép các lõi bộ xử lý chạy nhanh hơn tần số hoạt động định mức nếu các lõi này hoạt động dưới mức giới hạn thông số điện năng, dòng điện và nhiệt độ. Việc các bộ xử lý này hoạt động theo Công nghệ Intel® Turbo Boost và thời lượng bộ xử lý tiêu tốn trong trạng thái đó sẽ tùy thuộc vào lượng tải công việc và môi trường hoạt động.
Nhờ công nghệ này máy sẽ chạy mượt hơn (khi turbo) và tiết kiệm điện hơn (khi không cần turbo). Nhìn hình dưới đây, phần màu xanh là chưa turbo, phần màu vàng là đã được turbo khi chạy ứng dụng nặng:
Xung nhịp là gì? Con số được thể hiện bằng GHz biểu hiện số vòng đồng hồ (phép tính) mà vi xử lý có thể thực hiện trong vòng một giây. Trong thời đại đơn nhân, xung nhịp càng cao thì vi xử lý càng mạnh mẽ – miễn là bạn đang so sánh các vi xử lý thuộc cùng một thế hệ, một nhà sản xuất. Sang thời đại mới, số GHz không còn là yếu tố duy nhất quyết định đến hiệu năng của vi xử lý nữa: mỗi dòng vi xử lý đều sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau, quyết định xem chúng có thể làm được gì với cùng một vòng đồng hồ.
Với Turbo Boost, chip Core i5 và Core i7 (chỉ i5 và i7, i3 không được hỗ trợ) có thể gia tăng xung nhịp khi cần. Điều này có nghĩa rằng các mẫu vi xử lý này sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn khi hoạt động thông thường (nhờ đó tản nhiệt ít hơn) và sẽ gia tăng tốc độ khi chạy các ứng dụng nặng ký. Do đó, các con số xung nhịp được mô tả cùng sản phẩm không phải là xung nhịp cố định của chip i5 và i7. Ví dụ, chip Core i5-6600K được mô tả là có xung nhịp 3.3GHz, thấp hơn mức 3.8GHz của Core i3-6300. Khi Turbo Boost kích hoạt, i5-6600K có thể tăng xung nhịp lên mức 3.9GHz, tức là hoàn toàn vượt trội so với Core i3.
Ứng dụng theo dõi Turbo Boost thực tế được gọi là Intel Turbo Boost Technology Monitor.
Các bạn tải tại đây:
https://www.fshare.vn/file/8L1469JM95NJ
Mật khẩu: LK (viết hoa).
Clip theo dõi thực tế:
Chúc các bạn thành công!